Tại buổi tập
huấn, báo cáo viên Bác sĩ Đào Thị Mỹ Liên phổ cập kiến thức, thông tin về các dấu hiệu nhận biết bệnh sởi; cách thức và mức độ lây truyền bệnh sởi; các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra cho trẻ khi mắc bệnh sởi; lịch tiêm vắc xin sởi…
Bệnh sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch lưu hành phổ biến ở trẻ em.
Phương thức lây truyền bệnh bằng đường hô hấp do tiếp xúc trực tiếp với chất tiết của mũi họng của bệnh nhân.
Bệnh sởi có tính lưu truyền cao, chỉ có thể cắt đứt được sự lây truyền của bệnh trong cộng đồng khi đạt được > 95% tỷ lệ miễn dịch bảo vệ đặc hiệu trong cộng đồng.
Bệnh có biểu hiện như: sốt, viêm long đường hô hấp trên và phát ban, có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như tiêu chảy, viêm phổi, viêm giác mạc thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Báo cáo viên nhấn mạnh tiêm vắc xin Sởi là biện pháp phòng bệnh hiệu quả nhất. Thực hiện tiêm chủng đầy đủ 2 mũi vắc xin cho trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng theo qui định của chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia (Mũi 1 tiêm khi trẻ 9 tháng tuổi, mũi 2 tiêm khi trẻ 15 đến 18 tháng tuổi. Nếu trẻ được tiêm một mũi vắc xin sởi lúc 9 tháng tuổi. Hiệu quả bảo vệ trẻ khỏi bệnh sởi mũi đầu là 60 – 70% và nếu trẻ được tiêm thêm mũi vắc xin sởi thứ hai là 90- 95%).
Thông tin lịch tiêm vắc xin sởi để tuyên truyền vận động các gia đình có trẻ chưa tiêm phòng vắc xin sởi theo độ tuổi quy định đến Trạm Y tế Phường hoặc các cơ sở y tế được cấp phép.